The Beatles George_Martin

Những ngày đầu tiên

Phòng thu Abbey Road

Martin liên hệ với Sid Coleman của Ardmore & Beechwood, qua đó ông quen biết Brian Epstein, quản lý của The Beatles. Brian nghĩ Martin thực sự quan tâm tới mấy chàng trai trẻ, ngay kể cả khi họ vừa bị hãng Decca Records từ chối thu âm. Khi đó, dù đã từng có một hit số 1 (Temperance Seven), George chưa có được những thành công đáng kể. Sau cuộc gọi của Coleman, Brian và Martin thu xếp gặp nhau ngày 13 tháng 2 năm 1962. Brian giới thiệu một số bản thu mà ông cũng từng đưa cho Decca Records với Martin.

Sau một buổi gặp mặt khác với Epstein tại Abbey Road Studios, ngày 9 tháng 5, Martin "đồng ý miệng" việc ký hợp đồng sản xuất cho 4 chàng trai vô danh của The Beatles dù chưa từng gặp mặt cũng như nghe họ hát live.

The Beatles gặp gỡ Martin lần đầu ngày 6 tháng 6 năm 1962, tại phòng thu số 3 của Abbey Road. Ron Richards và Norman Smith thực hiện bốn bài hát đầu tiên, trong khi George đứng ngoài theo dõi tất cả quá trình. Bản thu thực sự không tốt, Richards vô cùng phàn nàn về tay trống Pete Best. Martin nói đơn giản rằng chúng "chưa đủ tốt"[4]. George gọi từng Beatle ra hỏi, rằng cá nhân họ thấy có vấn đề gì không ổn không. George Harrison trả lời: "Bắt đầu từ cái cà-vạt của ông." Đó chính là bước ngoặt, theo Norman Smith, vì câu nói đó giúp John LennonPaul McCartney bắt đầu cuộc nói chuyện với Martin, và chính sự niềm nở từ họ đã khiến Martin ký hợp đồng mà không do dự[5].

Ngày 4 tháng 9, họ có buổi thu âm chung đầu tiên, và đó là ca khúc "How Do You Do It", một bài hát mà dù Lennon và McCartney vô cùng ghét, Martin vẫn khẳng định đó là một hit[6]. Richards chỉ có thể giới thiệu tay trống mới Ringo Starr vào buổi thu tiếp theo, nên họ đã thực hiện ca khúc nổi tiếng đầu tiên "Love Me Do" cùng Andy White. Starr được yêu cầu chơi sắc xô và maracas, song dù anh không đồng ý, Martin vẫn mong anh chơi trống và nói với Starr rằng anh "có lẽ... là tay trống khéo léo nhất". "Love Me Do" cũng vươn lên được vị trí thứ 17 tại UK Singles Chart và ngày 26 tháng 11, Martin thu "Please Please Me", một trong những bài hát mà cả Paul và John đều mong Martin không thu. Sau khi chỉnh âm, Martin nói với tất cả: "Thưa quý vị, đây sẽ là bài hát đầu tiên đứng đầu các bảng xếp hạng!"[7] Martin yêu cầu Epstein thực hiện một kế hoạch quảng bá rầm rộ và hiệu quả, trong đó có cả việc thẳng tay loại công ty Ardmore & Beechwood - hãng đĩa làm thất bại ca khúc "Love Me Do". Họ cuối cùng đặt niềm tin vào Dick James[8].

Phụ trách âm nhạc

Từ trái qua phải: Harrison, McCartney, Martin và Lennon tại Phòng thu EMI, năm 1966

Âm nhạc của Martin là cầu nối giữa The Beatles và những hiệu ứng âm thanh mà họ muốn có. Hầu hết những hiệu ứng của dàn nhạc dây trong các tác phẩm của The Beatles đều được phối khí, chỉnh âm, điều khiển bởi Martin. Trong "Yesterday", chính Martin là người hoàn chỉnh ý tưởng dàn dây 4 người từ Paul[9][10]: Martin gợi ý cách phối âm của Bach với McCartney để xem anh có hài lòng không[11]. Một ví dụ khác, trong ca khúc "Penny Lane", Martin đã đưa ra ý tưởng dùng kèn piccolo để làm đoạn solo[12].

Sự đóng góp của Martin trong các tác phẩm của The Beatles khá đa dạng. Trong tour diễn tại Canada năm 2007, Martin nói với "Eleanor Rigby", ông điều khiển dàn dây "theo cách của Bernard Herrmann", theo những gì ông nghe được trong bộ phim cổ điển của Alfred Hitchcock, Psycho[13]. Trong "Strawberry Fields Forever", Martin cùng Geoff Emerick ghi đè 2 lần các lần thu thử với các tốc độ khác nhau để có được bản thu ưng ý[14]. Trong "In My Life", ông chơi solo chiếc piano Baroque cổ[15][16][17]. Ông và McCartney cùng nhau nghiên cứu giai điệu và điều khiển dàn nhạc trong bản hùng ca "A Day in the Life[18].

George Martin cũng tham gia đóng góp không chỉ một phần nhỏ mà đôi khi là một phần rất quan trọng trong các ca khúc của The Beatles, như piano trong "Lovely Rita"[19], organ và tiếng băng rạp xiếc trong "Being for the Benefit of Mr. Kite!" và viết nhạc cho dàn dây trong "Good Night"[20][21][22]. Tác phẩm đầu tiên mà Martin không tham gia viết nhạc là "She's Leaving Home", ca khúc mà McCartney mời Mike Leander thực hiện phần đó. Điều đó khiến Martin chạnh lòng[23], và từ Album trắng, ông yêu cầu The Beatles để ông tự viết nhạc và phụ trách dàn dây một cách tùy ý, điều mà The Beatles đã đều đồng ý kể từ sau đó[24].

Martin viết toàn bộ phần nhạc cho bộ phim Yellow Submarine[25] và tập phim về James Bond, Live and Let Die, trong đó có ca khúc cùng tên viết và hát bởi Paul McCartney[26].

Sáng tác ngoài

Trong những năm 60, ngoài 2 bộ phim Yellow SubmarineLive and Let Die, Martin còn sáng tác "Adagietto for Harmonica & Strings" cho Tommy Reilly, ca khúc chủ đề cho BBC Radio 1 và "Magic Carpet" cho ban nhạc The Dakotas.

The Beatles Anthology

Năm 1994, Martin có ý tưởng thực hiện một ấn phẩm để tri ân The Beatles. Ông đặt tên là The Long and Winding Road. Năm 1995, ông làm việc cùng Geoff Emerick, và dự án đổi tên đơn giản thành The Beatles Anthology[27]. Martin quyết định sử dụng 8 ca khúc cũ thu lại với các kỹ thuật âm thanh mới. Tuy nhiên, ông tiếc rằng cách thu âm cũ tạo nên những hiệu ứng mà kỹ thuật mới không làm được[27]. Dự án là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ với cả ông và Paul McCartney: lần đầu tiên họ cùng nghe lại các ca khúc của chính họ được chỉnh âm sau 25 – 30 năm[27].

Ông thực hiện 2 đĩa đơn mới cho The Beatles với sự có mặt của 3 thành viên còn lại, McCartney, Starr và Harrison. Lấy lý do khả năng nghe bị giảm sút, Martin nhường toàn bộ công việc cho Jeff Lynne[28][29].

Cirque du Soleil và Love

Năm 2006, Martin và con trai, Giles Martin, chỉnh sửa 80 phút ca khúc của The Beatles trong một show tại Las Vegas có tên là Love, một ý tưởng hợp tác giữa Cirque du SoleilApple Corps[30]. Album nhạc của chương trình cũng được ra cùng năm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: George_Martin http://www.4hearingloss.com/archives/2005/10/mccar... http://www.airstudios.com/home.shtml http://www.eastlondonhistory.com/norman%20newell.h... http://www.genesis-publications.com/books/playback... http://www.genesis-publications.com/books/summer_o... http://www.gibson.com/en-us/Lifestyle/News/arms-of... http://www.grammy.com http://www.hit-channel.com/sir-george-martin-the-b... http://www.imdb.com/title/tt0058182/awards http://www.jazzwax.com/2012/09/interview-sir-georg...